Bảo dưỡng bình cứu hỏa là một trong những công tác PCCC quan trọng mà doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm trong giai đoạn cuối năm. Bảo dưỡng bình cứu hỏa đúng kỳ hạn không những tuân thủ quy định của bộ công an mà còn giúp đề phòng sự cố cháy nổ bất ngờ xảy ra, giúp hạn chế thiệt hại.
Quy định bảo dưỡng bình cứu hỏa
4.3 Bảo dưỡng
4.3.1 Quy định chung
Tất cả các loại bình chữa cháy, trừ loại được lưu ý ở phục lục C, phải đảm được bảo dưỡng như sau:
a/ Không quá một năm nhưng không ít hơn 6 tháng một lần;
b/ Thử thuỷ lực đúng kỳ;
c/ Khi có yêu cầu kiểm tra đặc biệt. Quy trình bào bảo dưỡng phải tiến hành phù hợp với 4.3.2
4.4 nạp bình chữa cháy
4.4.1 Tất cả các loại bình cứu hỏa nạp lại được phải được nạp lại sau khi sử dụng hoặc khi được thanh tra yêu cầu hoặc bảo dưỡng bị thiếu.
4.4.2 Khi tiến hành nạp lại, phải theo hướng dẫn của người sản xuất.
4.4.3 Khối lượng chất chữa cháy nạp lại được xác định bằng cân.
Khối lượng toàn bộ bình nạp lại phải bằng khối lượng toàn bộ ghi trên nhãn của người sản xuất.
Đối với các bình chữa cháy không ghi khối lượng toàn bộ trên nhãn,trên bình phải ghi nhãn vĩnh cửu chỉ khối lượng toàn bộ.
Những điều cần lưu ý bảo dưỡng bình cứu hỏa
Kiểm tra bình chữa cháy định kỳ 30 ngày (khi mới đưa vào sử dụng lần đầu)
Phải tiến hành bảo dưỡng lại bình chữa cháy sau khi sử dụng
Phải tiến hành bảo trì, nạp sạc lại khi được thanh tra yêu cầu
Thời giạn bảo dưỡng tối thiểu: Không quá một năm nhưng không ít hơn 6 tháng một lần.
Quy trình bảo dưỡng bình cứu hỏa
- Nhận bình chữa cháy từ khách hàng
- Kiểm tra độ an toàn của bình và phụ kiện (vỏ bình, van, vòi, đồng hồ,…)
- Tháo rời từng bộ phận, loại bỏ bột thừa còn lại và vệ sinh bình
- Thực hiện công tác nạp, sạc bình chữa cháy
- Kiểm tra lại sản phẩm lần cuối
- Bàn giao lại sản phẩm cho khách hàng.