Thông tin về bình chữa cháy trên thị trường hiện nay
Hiện nay trên thị trường có bán 3 loại bình chữa cháy phổ biến đó là bình chữa cháy dạng bột, bình chữa cháy khí CO2 và bình chữa cháy dạng bọt foam.
Từng loại sẽ có những thành phần cấu tạo khác nhau, chức năng chữa cháy khác nhau và kích thước khối lượng cũng khác nhau.
Sau đây là chi tiết từng loại bình chữa cháy
1. Bình chữa cháy dạng bột
Cấu tạo
– Các bình chữa cháy hiện nay đều được làm bằng thép chịu áp lực. Bình khí đẩy được nối với bình bột bằng một ống xifong. Khí đẩy thường là Nitơ, Cacbonic, Cacbon hiđrô halogen…
– Cụm van gắn liền nắp đậy,có thể tháo ra nạp lại bột, khí sau khi sử dụng. Van khoá có thể là van bóp hay van vặn, van khoá được kẹp chì .
– Đồng hồ áp lực khí đẩy có thể có (bình MFZ – Trung Quốc) hoặc không có (bình MF – Trung Quốc).
– Loa phun bằng kim loại hoặc nhựa, cao su; kích cỡ tuỳ thuộc từng loại bình. ống xifong ngoài có thể cứng hay mềm, chiều dài tuỳ thuộc loại bình.
– Bình sơn màu đỏ trên có nhãn ghi đặc điểm, cách sử dụng.
Ưu điểm
– Chúng có thể được sử dụng trên nhiều loại khác nhau của lửa.
– Loại bình chữa sở hữu khả năng dập tắt đám cháy nhanh chóng.
– Khi so sánh độ hiệu quả với các bình cứu hỏa cùng kích cỡ, bình chữa cháy bột tỏ ra vượt trội hơn.
– Giá thành thấp nhưng vẫn mang lại cho bạn một tỷ lệ giá hiệu suất tuyệt vời.
– Thiết bị này có thể cung cấp phòng cháy chữa cháy cho những khu vực rộng lớn.
– Bình chữa cháy bột khô được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
– Do tính linh hoạt của nó, chúng là sự lựa chọn an toàn của bạn trước các hiểm họa về cháy nổ.
Nhược điểm:
– Do việc để lại dư lượng sau khi sử dụng, bạn có thể phải dọn dẹp lượng bột đã được lan rộng sau khi dập tắt các đám cháy.
– Các bụi bột có thể ảnh hưởng đến thiết bị nhạy cảm như máy tính, các thiết bị điện…
– Khi sử dụng bình chữa này, có thể xảy ra khả năng tầm nhìn không gian xung quanh bạn được giảm xuống gần như bằng không. Vì vây, hãy chắc chắn có một lối thoát ra ngoài trước khi sử dụng!
– Các bụi bột có thể làm bạn gần như không thể thở trong không gian kín.
– Nếu không được bảo dưỡng hoặc không chăm sóc đúng cách, các hóa chất trong bình có thể lắng xuống và khô lại. Điều này là bình chữa của bạn không hoạt động được hoặc hoạt động không mang lại hiệu quả như mong muốn.
2. Bình chữa cháy khí CO2
Cấu tạo:
Bình được làm bằng thép đúc, có dạng hình trụ đứng, thường hay được sơn màu đỏ. Trên bình luôn gắn mác nhà sản xuất và các thông số kỹ thuật, cách sử dụng bình chữa cháy.
Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (bình của Ba Lan, Nga…), hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách (bình của Nhật bản, trung quốc…). Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.
Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn.
Loa phun thường làm bằng nhựa cứng gắn với khớp nối bộ van qua ống thép cứng hoặc ống xifong mềm. Trong bình chữa cháy có khí CO2 được nén chặt với áp suất cao.
Ưu điểm
– Thao tác sử dụng đơn giản, hoạt động linh hoạt dễ vận hành.
– Dễ dàng cho việc vệ sinh, di chuyển và bảo trì.
– Giá thành rẻ;
– Chữa cháy hiệu quả với các đám cháy nhỏ, mới phát sinh…
– Không làm hư hại các thiết bị sau khi chữa cháy xong.
Nhược điểm:
– Chữa cháy kém hiệu quả ở khu vực trống trải, có gió.
– Trọng lượng bình từ 8kg trở lên khó vận hành đối với phụ nữ, trẻ nhỏ và người cao tuổi.
3. Bình chữa cháy dạng bọt foam
Cấu tạo
Bình bọt chữa cháy Foam là một loại bình chữa cháy chứa dung dịch mảng bọt có khối lượng lớn có tính bền chứa đầy không khí có tỷ trọng nhỏ hơn dầu xăng hoặc là nước. Hiểu đơn giản thì bình bọt foam chữa cháy được tạo bởi 3 thành phần gồm không khí, nước cùng với bọt cô đặc.
Đầu tiên là nước được trộn với bọt cô đặc để tạo thành một dung dịch foam, tiếp theo dung dịch này lại được tiếp tục trộn với không khí (hút hết không khí trong dung dịch) và cuối cùng sẽ tạo thành một loại bọt chữa cháy có nhiều tính năng để chữa cháy hay còn gọi là bọt foam chữa cháy.
Ưu điểm
+ Bọt chữa cháy không độc hại, an toàn đối với người, gia súc và môi trường xung quanh.
+ Ngăn chặn sự tái phát của đám cháy do phủ một lớp màng bọt khiến đám cháy không thể tiếp xúc với Oxy trong không khí.
Nhược điểm:
+ Phải đảm bảo bọt phủ kín phạm vi đám cháy mới có hiệu quả, do đó, lượng bọt sử dụng sẽ lớn.
+ Giá thành không hề rẻ.
+ Sản phẩm không thông dụng trên thị trường hiện nay.
Nạp sạc bình chữa cháy
Tất các bình chữa cháy đều có hạn sử dụng cho dù chưa bao giờ sử dụng. Đối với bình chữa cháy Co2 thì cần nạp sạc bình khi trọng lượng bình giảm đi nhiều. Đối với bình bột thì kiểm tra đồng hồ hiển thị kim chỉ về vạch đỏ và cần kiểm tra bình chữa cháy theo quy định 1 năm ít nhất 1 lần. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào mục đích sử dụng bình chữa cháy mà tăng thời kiểm tra bảo dưỡng bình chữa cháy để luôn ở trạng thái sẵn sàng. Đối với những khu vực yêu cầu an toàn cháy nổ cao như các kho hóa chất, nhiên liệu hay kho xăng dầu thì cần bảo trì nạp lại 6 tháng 1 lần theo đúng thời gian bảo hành để đảm bảo an toàn và khả năng sử dụng luôn ở trạng thái sẵn sàng nhất.
Bình chữa cháy hết hạn sử dụng có các kiểu như sau:
Bình để lâu quá hạn bảo hành
Bình đã đưa ra sử dụng
Bình bị mất chốt niêm phong
Bình bị tụt áp (có thể xem kim đồng hồ hiển thị)
Bình bị ai đó lấy ra test thử (bình chữa cháy chỉ sử dụng một lần nên không xịt thử)
Trường hợp bình quá cũ hoặc bị rỉ sét nhiều nên thay thế bình mới tránh để sử dụng nhiều lần vỏ bình mục gây nổ nguy hiểm cho người sử dụng. Giá thành một bình mới chênh lệnh so với việc nạp lại không quá cao nếu thay thế phụ kiện thêm.