BÌNH PHÒNG CHÁY - CHỮA CHÁY
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Hôm nay: 74
Truy cập tháng: 21241
Tổng truy cập: 1151940

Hệ thống chữa cháy khí là gì?

Hệ thống chữa cháy khí là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc sử dụng khí trơ và các tác nhân hóa học để dập tắt đám cháy. Các tác nhân này chịu sự quy định của Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy Quốc gia Mỹ (NFPA) đối với Hệ thống chữa cháy khí sạch- NFPA 2001.

Theo tiêu chuẩn NFPA 2001 về hệ thống chữa cháy khí sạch, thuật ngữ khí chữa cháy sạch có nghĩa là chất chữa cháy không dẫn điện, dễ bay hơi hoặc khí không để lại dư lượng bay hơi.

Nguyên Lý Sự Cháy Và Các Phương Pháp Dập Tắt Đám Cháy Bằng Hệ Thống Chữa Cháy Khí

Các hệ thống chữa cháy bao gồm hệ thống chữa cháy khí đều hoạt động dựa trên 1 trong 4 phương pháp dập tắt đám cháy bao gồm giảm hoặc cô lập oxy; giảm hoặc cô lập nhiên liệu; giảm nhiệt hoặc phá vỡ phản ứng của sự cháy.

Nguyên Lý Sự Cháy

Trước khi nói kỹ hơn về 4 phương pháp dập tắt đám cháy đã nêu trên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nguyên lý của sự cháy để hiểu hơn về các phương pháp chữa cháy.

Tam Giác Lửa

Tam giác lửa là mô hình đơn giản được sử dụng để hiểu về các thành phần cần thiết cho hầu hết các đám cháy. Hình tam giác minh hoạt ba yếu tố mà lửa cần để tồn tại: nhiệt, nhiên liệu và tác nhân oxy hóa (thường là oxy). Một đám cháy tự nhiên xảy ra khi có mặt 3 yếu tố này kết hợp với các hỗn hợp phù hợp khác. Điều này có nghĩa là lửa thực sự là một sự kiện chữa cháy không phải một sự vật.

Một đám cháy có thể được ngăn chặn hoặc dập tắt bằng cách loại bỏ bất kỳ một trong các yếu tố trong tam giác lửa. Chẳng hạn, sử dụng chăn che lửa sẽ loại bỏ phần oxy của tam giác, nhờ đó dập tắt đám cháy. Trong các đám cháy lớn, thoáng khí việc giảm lượng oxy thường không phải là lựa chọn tối ưu vì không có cách hiệu quả để thực hiện điều đó.

Tứ Diện Lửa

Tứ diện lửa đại diện cho việc bổ sung một thành phần trong phản ứng chuỗi hóa học với 3 thành phần đã có trong tam giác lửa. Khi đám cháy đã bắt đầu, phản ứng chuỗi tỏa nhiệt sẽ duy trì ngọn lửa và cho phép nó tiếp tục cho đến khi ít nhất một trong các yếu tố của đám cháy.

Bọt Foam có thể được sử dụng để ngăn chặn oxy cung cấp cho sự cháy. Nước có thể được sử dụng để hạ thấp nhiệt độ của nhiên liệu dưới điểm đánh lửa/ để loại bỏ hoặc phân tán nhiên liệu. Hệ thống chữa cháy khí sạch có thể được sử dụng để loại bỏ các gốc tự do (O, H và OH), giảm lượng khí oxy để chữa cháy.

Tiêu Chuẩn Cho Hệ Thống Chữa Cháy Khí

Ví dụ về thiết kế hệ thống chữa cháy khí

Việc thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống chữa cháy nói chung và hệ thống chữa cháy khí nói riêng phải dựa trên các tiêu chuẩn đã được nghiên cứu và thử nghiệm. Với hệ thống chữa cháy khí, đơn vị thi công cần sử dụng một số tiêu chuẩn dưới đây.

Tiêu Chuẩn Việt Nam Cho Hệ Thống Chữa Cháy Khí

Tiêu chuẩn Việt Nam cho hệ thống chữa cháy khí nói chung:

  • TCVN 5738-2001 – Hệ thống báo cháy tự động  – Yêu cầu kỹ thuật
  • TCVN 7161-1:2009: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống.
  • TCVN 2622-1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
  • TCVN 7161-9-2002 –Hệ thống chữa cháy bằng bình khí – Tính chất thiết kế hệ thống
  • TCVN 5760-1993 – Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng

Tiêu chuẩn Việt Nam cho từng hệ thống chữa cháy cụ thể:

  • TCVN/6101-1996 PCCC – Chất chữa cháy CO2 – Thiết kế và lắp đặt
  • TCVN 7161-13:2002; ISO 14520-13:2000: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 13: Chất chữa cháy IG -100 (N2).
  • TCVN 7161-9-2002 –Hệ thống chữa cháy bằng bình khí – Tính chất thiết kế hệ thống; Phần 9: Chất chữa cháy HFC 227EA (FM200)
  • TCVN 7278-1: 2003: Chất chữa cháy- Chất tạo bọt chữa cháy- Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước.
  • TCVN 7278-2: 2003: Chất chữa cháy- Chất tạo bọt chữa cháy- Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước.
  • TCVN 7278-3: 2003: Chất chữa cháy- Chất tạo bọt chữa cháy- Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy hòa tan được với nước.

Tiêu Chuẩn Thế Giới Cho Hệ Thống Chữa Cháy Khí

  • NFPA 11: Tiêu chuẩn về bọt Foam độ nở thấp- trung bình- cao.
  • NFPA 2001: Tiêu chuẩn thiết kế cho hệ thống khí sạch của quốc tế.
  • NFPA 2010: Tiêu chuẩn cho hệ thống chữa cháy Aerosol
  • NFPA-12: Tiêu chuẩn về hệ thống chữa cháy khí CO2
  • NFPA-72: Tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống báo cháy tự động
  • NFPA-2001: Tiêu chuẩn về hệ thống chữa cháy khí sạch
  • NFPA-70: Tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống điện
  • NFPA-72: Tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống báo cháy tự động
  • BS  5306: Tiêu chuẩn về hệ thống chữa cháy Hydrant và Hose reel.
  • ISO 14520: Tiêu chuẩn thiết kế cho hệ thống chữa cháy khí
Hỗ trợ trực tuyến
  • Phòng kỹ thuật

    0978.209.509
  • Phòng kinh doanh

    0978.209.509
  • Thầu dự án PCCC

    0978.209.509
  • Điện thoại bàn

    02746 288 114
Liên hệ email
Hình ảnh