BÌNH PHÒNG CHÁY - CHỮA CHÁY
Thống kê truy cập
Đang online: 7
Hôm nay: 1490
Truy cập tháng: 65268
Tổng truy cập: 1216117

Cách phân biệt bình chữa cháy bột và khí

Nếu không có kiến thức nhất định khi lựa chọn bình cứu hóa dễ khiến bạn phân vân. Bởi vì đa số người tiêu dùng chỉ biết bình chữa cháy dùng để dập lửa. Chính vì thế mà trong bài viết dưới đây, bảo hộ PCCC Hoàng Gia hướng dẫn bạn cách phân biệt bình chữa cháy bột và khí.

Cách phân biệt bình chữa cháy bột và khí

1, Phân loại bình chữa cháy bột và khí

Bình bột là bình chứa NaHCO3, dùng khí đẩy nitơ để đẩy bột ra. Trong khi đó bình CO2 thì chứa khí CO2.

Cách phân biệt bình chữa cháy bột và khí chính xác và đơn giản nhất đó chính là bình bột có vòi phun nhỏ và đồng hồ đo ở phía cổ bình. Còn bình khí CO2 không có đồng hồ đo mà vòi phun lớn có hình dáng giống chiếc loa và dài khoảng 40cm.

Hoặc bạn có thể thông qua nhãn mác trên bình để phân biệt: bình bột thường có chữ BC Powder, ABC Powder có nghĩa là bột chữa cháy loại AB, bột chữa cháy loại ABC. Còn bình khí CO2 có chữ Carbon Dioxide, hoặc CO2 Carbon Dioxide, hoặc chỉ có chữ CO2.

cách xem đồng hồ bình chữa cháy còn hay hết

Ứng dụng của bình chữa cháy bột và CO2

Bình chữa cháy bột: được dùng để dập nhiều loại đám cháy như rắn, lỏng, khí. Tuy nhiên với các loại đám cháy thiết bị điện tử, thì bình bột không thích hợp để chữa cháy, vẫn có thể được dùng để dập tắt lửa nhưng sẽ gây hư hỏng các thiết bị này bởi do có tính muối. Ngoài ra, nó còn dễ khiến các thiết bị này bị rỉ sét và ăn mòn.

Bình khí CO2: được dùng cho nhiều trường hợp ngay cả đối với các thiết bị điện tử, thiết bị có độ chính xác cao. Nhưng loại bình chữa cháy này còn nhiều hạn chế, đó là dùng nhiều sẽ kém hiệu quả bởi vì CO2 dễ khuếch tán ra ngoài khiến cho việc dập lửa bị giảm đi. Nếu dùng cho các đám cháy than hoặc kim loại cũng không phù hợp bởi vì CO2 tác dụng với C tạo ra khi CO là khí có hại. Bên cạnh việc dùng bình chữa cháy còn có nhiều cách chữa cháy khác như: chăn chiên chữa cháy được nhúng qua nước, nước, đất cát, …Tùy thuộc vào loại vật liệu bị cháy mà bạn nên sử dụng sao cho thích hợp.

 Một số lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy

  • Bình chữa cháy có phạm vi phun tối đa là 4m.
  • Bình chữa cháy đã qua sử dụng nên để riêng một chỗ.
  • Trường hợp bình đã rút chốt và qua sử dụng dễ khiến bình nhanh bị tụt áp và bạn cần phải đi nạp lại
  • Kiểm tra đồng hồ đo áp suất của bình đối với bình bột, còn nếu kim chỉ vạch đỏ hoặc gần vạch đỏ thì tiến hành nạp lại.
  • Đối với bình CO2 người sử dụng có thể đoán qua khối lượng bình hoặc đặt trên bàn cân để kiểm tra trọng lượng của bình. Riêng với bình CO2 MT3, trọng lượng khí: 3kg + vỏ ~8,5kg = 11,5kg. Bằng phương pháp loại trừ sẽ biết được số lượng khí còn trong bình. Còn với bình CO2 MT5, trọng lượng khí: 5kg + vỏ ~9,5kg = 14,5kg, bằng phương pháp loại trừ biết được số lượng khí còn trong bình.
  • Bình CO2 được dùng để chữa cháy điện như điện hạ thế, trung thế và cao thế.
  • Bình CO2 không chữa được các đám cháy từ kim loại, một số chất nhiều oxy.
  • Hãy bảo quản bình chữa cháy ở nơi râm mát, dễ nhìn thấy, dễ lấy để thuận tiện trong quá trình sử dụng. Chú ý không để bình chữa cháy ở nơi có nhiệt độ cao quá 55 độC bởi có thể dễ làm tăng áp suất dẫn đến nổ bình.
  • Duy trì thói quen kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế, trong trường hợp nếu phát hiện hỏng hóc các bộ phận của bình như: vòi phun, loa phun, van khoá…, hãy sửa chữa và thay thế kịp thời nhằm đảm bảo bình chữa cháy có thể hoạt động hiệu quả trong trường hợp sự cố xảy ra.
  • Bình chữa cháy đã qua sử dụng 3-4 năm thì nên thay mới bình chữa cháy hoặc có hiện tượng gỉ sét trên bình nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn biết cách phân biệt bình chữa cháy bột và khí, để được đặt mua loại bình chữa cháy chính hãng phù hợp, xin mời bạn hãy liên hệ đến PCCC Hoàng Gia.

Hỗ trợ trực tuyến
  • Phòng kỹ thuật

    0978.209.509
  • Phòng kinh doanh

    0978.209.509
  • Thầu dự án PCCC

    0978.209.509
  • Điện thoại bàn

    02746 288 114
Liên hệ email
Hình ảnh