BÌNH PHÒNG CHÁY - CHỮA CHÁY
Thống kê truy cập
Đang online: 2
Hôm nay: 209
Truy cập tháng: 68078
Tổng truy cập: 1718245

Những loại bình chữa cháy trên thị trường bình dương hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại bình chữa cháy chính, đó là: bình chữa cháy dạng bột, bình chữa cháy dạng khí, và bình dạng bọt.

1. BÌNH CHỮA CHÁY DẠNG BỘT ( HỆ MFZ )

– Chất chữa cháy dạng bột khô ( BC, ABC, AB) được đóng kín trong bình. Tùy ký hiệu của từng loại bột chữa cháy mà sẽ có tác dụng chữa cháy khác nhau với các loại đám cháy.

+ Ví dụ: bột BC sẽ chữa các đám cháy loại B,C (đám cháy chất lỏng, khí), bột AB sẽ chữa đám cháy chất rắn, lỏng…

– Hoạt động theo nguyên lý làm ngạt – làm loãng nồng độ Oxy và hỗn hợp chất cháy. Bột chữa cháy tác dụng với nhiệt, sinh ra khí CO2 sẽ làm loãng nồng độ Oxy trong vùng cháy, khiến đám cháy không đủ Oxy cung cấp cho sự cháy và tự tắt đi, đồng thời lớp bột phủ lên trên bề mặt tác nhân cháy  ( nhỏ )

*** Bình Chữa Cháy Bột Được Phân Chia Làm 3 Loại, Dựa Trên Cách Thức Sử Dụng:

Bình bột chữa cháy lưu động là các loại bình chữa cháy xách tay bao gồm Bình MFZ1, MFZ2, MFZ4 hay MFZ8 là các mẫu bình rất phổ biến tại Việt Nam.

Bình bột chữa cháy cỡ lớn hay còn gọi là bình xe đẩy vì trọng lượng bình rất nặng. Khoảng 60 Kg toàn bình. Với dung tích lớn, bình xe đẩy có thể dập tắt các đám cháy to an toàn, hiệu quả.

Bình bột chữa cháy tự động, là dạng bình cầu, tự động kích hoạt van khi nhiệt độ môi trường ngoài trên 70 độ C. Rất thích hợp cho các kho kín, rộng mà các phương thức chữa cháy khó tiếp cận.

– Ưu điểm

+ Bình phù hợp trong các trường hợp đám cháy dầu mỏ và các chế phẩm sản phẩm như xăng, dầu hỏa, paraphin…

+ Bột chữa cháy khó bị ẩm hay vón cục, thời gian bảo quản dài, an toàn.

+ Bột chữa cháy không độc, an toàn với người, gia súc và môi trường xung quanh.

+ Không nguy hiểm khi chẳng may tiếp xúc vào người.

+ Thời gian nạp lại bình nhanh và đơn giản.

+ Tổng trọng lượng bình nhẹ, cơ động.

+ Giá rẻ, chi phí tốt

– Nhược điểm:

+ Bình chữa cháy bằng bột có thể dập tắt hiệu quả đám cháy trên thiết bị điện tử tinh vi (nhạy-có độ chính xác cao), nhưng hóa chất cặn từ chất chữa cháy có thể làm hư hại nghiêm trọng thiết bị được bảo vệ.

+ Việc vệ sinh vất vả hơn sau khi sử dụng.

+ Khả năng tái phát lại nếu không đảm bảo đám cháy đã tắt hẳn.

2. BÌNH CHỮA CHÁY DẠNG KHÍ ( HỆ MT )

– CO2 được nén lỏng trong bình ở áp suất cao. Bình chữa cháy CO2 chữa được các đám cháy loại A,B,C và đặc biệt là lý tưởng để chữa đám cháy điện, điện tử.

– Chữa cháy theo nguyên lý làm ngạt và thu nhiệt: khí CO2 nén lỏng ở nhiệt độ thấp trong bình sẽ làm loãng nồng độ Oxy trong vùng cháy, khiến đám cháy không đủ Oxy để cung cấp sự cháy, đồng thời, khí CO2 ở nhiệt độ cực thấp ( -70 )khi phun ra sẽ thu nhiệt xung quanh làm giảm nhiệt độ vùng cháy.

Tổng kho bình chữa cháy Hà Nội, Hồ Chí Minh: Đa dạng các mặt hàng PCCC, Bình chữa cháy, tủ đựng bình chữa cháy, bảng nội quy tiêu lệnh PCCC uy tín, giá cạnh tranh nhất.

– Ưu điểm:

+ Chữa cháy nhanh, gọn, không gây ô nhiễm môi trường

+ Sử dụng hiệu quả với hầu hết các đám cháy thông thường hiện nay, từ đám cháy loại A, B, C, E.

– Nhược điểm:

+ Khối lượng tương đối nặng.

+ Có thể gây bỏng lạnh nếu phun trực tiếp vào cơ thể người.

+ Không chữa đám cháy trong căn phòng kín mà không có lối thoát an toàn.

3. BÌNH CHỮA CHÁY DẠNG BỌT ( FOAM )

– Chất chữa cháy dạng bọt. Tùy loại bình bọt mà chữa được các đám cháy khác nhau, nhưng hầu hết chúng đều chữa được đám cháy chất rắn, lỏng như: sơn, xăng,…nhưng không được sử dụng cho đám cháy dầu ăn. – Nguyên lý chữa cháy: Bình chữa cháy dạng bọt hoạt động theo nguyên lý cách ly. Tức là bọt chữa cháy sẽ tạo một lớp màng phủ lên chất cháy để ngăn chặn Oxy với vật cháy.

– Ưu điểm:

+ Bọt chữa cháy không độc hại, an toàn đối với người, gia súc và môi trường xung quanh.

+ Ngăn chặn sự tái phát của đám cháy do phủ một lớp màng bọt khiến đám cháy không thể tiếp xúc với Oxy trong không khí.

– Nhược điểm:

+ Phải đảm bảo bọt phủ kín phạm vi đám cháy mới có hiệu quả, do đó, lượng bọt sử dụng sẽ lớn.

+ Giá thành không hề rẻ.

+ Sản phẩm không thông dụng tại thị trường Việt Nam.

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã có cho mình đáp án về câu hỏi ” Bình chữa cháy có mấy loại? “. Nếu nội dung trên có gì sai sót mong nhận được sự góp ý của quý độc giả để nội dung bài viết được tốt hơn và có ích hơn với mọi người.

Hỗ trợ trực tuyến
  • Phòng kỹ thuật

    0978.209.509
  • Phòng kinh doanh

    0978.209.509
  • Thầu dự án PCCC

    0978.209.509
  • Điện thoại bàn

    02746 288 114
Liên hệ email
Hình ảnh